Các lễ hội truyền thống ở nước Đức

Katas.vn - Nếu bạn du lịch nước Đức hẳn sẽ rất thích hòa mình vào những lễ hội lớn nhất và kỳ lạ nhất, thể hiện một cách rõ nét văn hóa nước này. Có đến hơn 10.000 lễ hội diễn ra từ Munich đến Berlin, bao gồm đủ mọi lĩnh vực như âm nhạc, phim ảnh, bia, v.v thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi nơi về tham dự. Là đất nước nổi tiếng với nền văn hóa truyền thống đa dạng và phong phú, Đức được xem là cái nôi, cũng là nơi hội tụ nhiều lễ hội truyền thống độc đáo. Cùng Katas điểm qua một vài lễ hội nổi tiếng và có lịch sử lâu đời nhất nước Đức nhé.

1. Weihnachten – Lễ Giáng sinh

Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra đời. Theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo, Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem (Bêlem) thuộc xứ Judea (Giuđêa) (ngày nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.

Lễ giáng sinh mọi người sẽ cùng nhau trang trí cây thông Noel với những quả cầu, nến và trao quà cho nhau. <b>Nguồn:</b> 123RF

Là mùa trong năm được nhiều người quan tâm nhất, lễ Giáng sinh là lễ hội dành cho gia đình quan trọng nhất ở Đức. Bắt đầu từ tháng 12 không khí Giáng sinh đã tràn ngập các đường phố. Các chợ phiên Giáng sinh bắt đầu mở cửa, các cây thông Giáng sinh được dựng lên và trang trí với các sắc màu.

Bạn sẽ tìm thấy chợ Giáng sinh với những quầy hàng nho nhỏ cổ kính bán quà tặng, thực phẩm và rượu vang nóng trên khắp châu Âu, nhưng nước Đức là nơi có nhiều chợ GIáng Sinh nhất (riêng Berlin có đến 50 chợ). Những ngôi chợ Giáng sinh ở Đức được đánh giá là những chợ tốt nhất, là một trong những nơi kỳ diệu nhất để đón Giáng sinh. Những ngôi chợ đáng để bạn ghé thăm phải kể đến Nuremburg, Cologne, Hamburg, Stuttgart và Worms.

Người ta thường tận hưởng đêm Giáng sinh và 2 ngày nghỉ lễ tiếp theo bên gia đình. Truyền thống quan trọng nhất đó chính là việc cùng nhau trang trí cây thông Noel với những quả cầu, nến và cùng nhau ăn một bữa thật ấm cúng, thường có món xúc xích nhỏ, salat khoai tây và ngỗng quay. Buổi tối là lúc của những điều bất ngờ khi mọi người cùng trao đổi quà.

2. Ostern – Lễ Phục sinh

Lễ Phục Sinh thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo. Thường diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 mỗi năm để tưởng niệm sự kiện chết và phục sinh của Giê-su từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá. Được người Kitô hữu tin là đã xảy ra vào khoảng năm 30 đến năm 33 công nguyên. Phục Sinh cũng được dùng để chỉ một mùa trong năm phụng vụ Công giáo gọi là Mùa Phục Sinh, kéo dài đúng 50 ngày, từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Lễ Hiện Xuống.

Trứng Phục sinh tại Cộng hòa Séc. <b>Nguồn:</b> Jan Kameníček

Vào cuối tuần lễ Phục sinh, mọi người thường đốt lửa trại Phục sinh. Ở giữa đống lửa trại là một hình nộm bằng rơm, gọi là Judas, tượng trưng cho kẻ phản bội. Đối với nhiều người thì việc đốt lửa Phục sinh chỉ là một truyền thống vốn có chứ cũng không mang ý nghĩa nhiều về tôn giáo.

Một phong tục tương tự như vậy nữa chính là những quả trứng phục sinh với mọi kích cỡ, đủ loại màu sắc và chất liệu. Trứng thường được trang trí với cây và bụi. Những quả trứng bằng sô cô la dành cho trẻ em thường được coi là do thỏ phục sinh giấu đi vào ngày chủ nhật Phục sinh.

3. Oktoberfest – Lễ hội bia ở München

Lễ hội Oktoberfest được tổ chức trên Theresienwiese tại München là lễ hội lớn nhất thế giới, hằng năm có trên 6 triệu người đến tham dự. Các hãng bia ở München sản xuất một loại bia đặc biệt với thành phần mạch nha và hoa bia nhiều hơn (vì thế mà nồng độ cồn cũng cao hơn) cho lễ hội này.

Một cô gái trong trang phục truyền thống của Bayern đang bưng bia cho khách. <b>Nguồn</b>: Markburger83

Oktoberfest được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 12 tháng 10 năm 1810: Nhân dịp lễ cưới hoàng thái tử Ludwig (sau này là vua Ludwig I) và công chúa Therese của Sachsen-Hildburghausen (vì thế mà có tên Theresienwiese-Cánh đồng Therese) đã tổ chức một cuộc đua ngựa lớn. Lễ cưới được tổ chức vào ngày 12 tháng 10, cuộc đua ngựa vào ngày 17 tháng 10, vì thế mà thời điểm được ghi lại khác nhau.

Trong những năm gần đây, lễ hội ’’Oktoberfest’’ cũng được tổ chức ở ngoài biên giới nước Đức. Các lễ hội này cũng được gọi là lễ hội ’’Oktoberfest’’ và lễ hội phục vụ chủ yếu là bia Đức.

4. Carnival – Lễ hội hóa trang

Carnival (hay Hội hóa trang, Hội giả trang, Carneval) (tiếng Đức: còn gọi là Fastnacht, Fasnacht, Fasching) là một mùa lễ hội, thường diễn ra vào trước mùa Chay và thường chấm dứt vào ngày Thứ tư Lễ Tro, các sự kiện chính thường diễn ra trong tháng hai. Carnival thường bao gồm một buổi lễ ăn mừng hay một buổi diễu hành kết hợp các yếu tố của loại hình xiếc, lễ hội đường phố công cộng. Mọi người thường giả trang và đeo mặt nạ trong các buổi ăn mừng.

Diễu hành trên đường phố vào Ngày thứ hai hoa hồng (Rosenmontag) tại Carnival ở Köln, Đức. <b>Nguồn:</b> Slick

Tại Đức, mùa Carnival còn gọi là "mùa thứ 5" (fünfte Jahreszeit) thường bắt đầu từ 11 giờ 11 phút của ngày 11 tháng 11 và kéo dài đến thứ tư Lễ Tro, với các bữa khiêu vũ, bữa tiệc hóa trang, mà cao điểm là 6 ngày cuối, từ thứ năm trước mùa chay một tuần, gọi là "Ngày vợ già" (Old Wives' Day), khi các phụ nữ tràn vào các tòa thị sảnh và cắt cà vạt của nam giới tượng trưng cho sự thiến. Các xe hoa tại Đức (lớn nhất là tại Köln, Dusseldorf, Mainz) với hình nộm thường có xu hướng châm biếm những sự kiện chính trị và xã hội trong năm.

Nguồn: sưu tầm

Đăng ký và học thử ngay hôm nay

Để được kiểm tra kiến thức và được học thử trong 2 ngày

Back to top